Năm 2021 học thi bằng lái xe ô tô cần chuẩn bị những gì?

Tìm kiếm cho mình một khóa học lái xe ô tô phù hợp với nhu cầu của bản thân 

Đầu tiên là tìm kiếm cho mình một khóa học lái xe ô tô phù hợp với nhu cầu của bản thân. Hiện tại thi giấy phép lái xe ô tô được chia thành các hạng: B, C, D, D, E, F. Mỗi hạng mục điều có quy định rõ về độ tuổi, loại phương tiện được phép điều khiển, thời hạn giấy phép có giá trị,…

Trước khi đăng ký khóa học lái xe ô tô bạn cần tìm hiểu được mục đích học lái xe ô tô của mình là gì, từ đó chọn những khóa học lái xe và thi sát hạch hạng bằng cho phù hợp. 

Ví dụ:

  • Nếu bạn học lái xe để điều khiển ô tô của cá nhân, gia đình nên chọn thi bằng lái xe ô tô hạng B1 tuy nhiên bạn phải đủ 18 tuổi
  • Nếu học lái xe để đổi ngành nghề tài xế taxi nên học lái xe ô tô hạng B2 
  • Nếu làm nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa, bạn nên học lái xe ô tô hạng C, D khi bạn đủ 21 tuổi

“Lựa chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp với bản thân là một trong những tiêu chí quyết định đến 95% giá trị tấm bằng của bạn”

Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký học và thi sát hạch lái xe ô tô

Khi đăng ký học và thi sát hạch lái xe ô tô hạng B, C hay D thì điều bạn cần làm là chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ thi bằng lái hoàn chỉnh, các giấy tờ cần chuẩn bị cho bộ hồ sơ của mình bao gồm:

  • Đơn đăng ký học và thi sát hạch lái xe ô tô
  • Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc visa còn giá trị sử dụng)
  • Ảnh hồ sơ kích cỡ 3×4 (thường phải chuẩn bị 10 cái)
  • Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong vòng 6 tháng)
  • Sơ yếu lý lịch
  • Túi đựng hồ sơ

Lựa chọn cơ sở đào tạo lái xe ô tô uy tín

Để chọn được cơ sở đào tạo lái xe ô tô uy tín bạn cần dựa vào 3 tiêu chí sau đây:

  • Cơ sở đào tạo lái xe có giấy phép đăng ký sát hạch
  • Cơ sở đào tạo lái xe chất lượng cao, uy tín, có địa chỉ cụ thể, thông tin rõ ràng
  • Mức học phí đào tạo lái xe chi tiết, có cam kết rõ ràng, không phát sinh chi phí không hợp lý trong quá trình học.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều cơ sở thi bằng lái xe ô tô, vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn. Không nên chọn những nơi có quá nhiều ưu đãi hấp dẫn, học phí thấp mà lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, lừa đảo.

Chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình đào tạo lái xe mô phỏng

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT giải thích về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.
Theo thông tư nào bắt đầu từ ngày 1/1/2021 tất cả các trung tâm tổ chức thi sát hạch lái xe ô tô bắt buộc phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe. 
Do đó, người học bằng lái xe ô tô phải nắm được những kỹ thuật lái xe bao gồm trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô. 
Thời gian các học phần được phân bổ theo chương trình đào tạo lái xe mô phỏng được chỉ rõ tại khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Thông tư 28, cụ thể:

Chương trình

Thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

Thời gian học thực hành trên cabin học lái xe ô tô

Đào tạo lái xe hạng B1, B2, C

04 giờ

 

03 giờ

(Nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học)

Đào tạo nâng hạng lái xe

02 giờ

01 giờ

Chuẩn bị kỹ càng kiến thức và kỹ năng trước khi thi sát hạch

Nếu muốn đạt kết quả tốt khi thi bằng lái xe ô tô bạn cần phải tự học thêm về kiến thức cũng như kỹ năng trước khi thi sát hạch. Cụ thể:

  • Về phần lý thuyết, bạn học bám sát theo Bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Bạn cũng nên luyện đề thi thường xuyên trên phần mềm mô phỏng đề thi sát hạch.
  • Về thực hành ngoài những buổi học thực hành trong chương trình đào tạo, nếu có thời gian bạn nên thuê thêm xe chíp để tập lái xe nhiều.

Trên đây là những gì mà bạn cần chuẩn bị khi học thi bằng lái xe ô tô trong năm 2021. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thi bằng lái xe ô tô thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Hoàng Gia để được tư vấn miễn phí các khóa học phù hợp nhất. 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin mới

Scroll to Top